Đơn vị hành chính là gì?

0 Comments 4:36 chiều

Đơn vị hành chính là gì? Lãnh thổ Việt Nam được chia thành các đơn vị hành chính và các tổ chức chính quyền địa phương để tiến hành quản lý. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc đơn vị hành chính là gì và đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay là gì? Mời các bạn cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây.Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh.

1. Đơn vị hành chính là gì?

Theo Bách khoa toàn thư, Đơn vị hành chính (tiếng Anh: administrative division), còn gọi là thực thể địa phương, đơn vị cấu thành hoặc phân khu quốc gia, là một phần của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, được phân định nhằm phục vụ mục đích quản lý.

Các đơn vị hành chính có mức độ tự chủ nhất định, hoạt động trong khuôn khổ chính quyền địa phương của chúng. Các quốc gia phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn để dễ bề quản lý đất đai và các vấn đề dân sinh. Một quốc gia có thể được phân làm các tỉnh, đến lượt các tỉnh lại được chia làm các khu tự quản.

Về mặt khái niệm, đơn vị hành chính khác với lãnh thổ phụ thuộc. Đơn vị hành chính là bộ phận cấu thành quốc gia có chủ quyền, trong khi lãnh thổ phụ thuộc chỉ ràng buộc vào quốc gia ở mức độ lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ “đơn vị hành chính” có thể bao hàm lãnh thổ phụ thuộc hoặc các khu vực lãnh thổ được thừa nhận là đơn vị hành chính

2. Các loại hình đơn vị hành chính lãnh thổ

Tại Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 (SĐBS 2019) có quy định về khái niệm phân loại đơn vị hành chính như sau:

  • Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
  • Theo đó, việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

Do đó, các đơn vị hành chính của nước ta bao gồm:

  • Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
  • Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
  • Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

3. Đơn vị hành chính lãnh thổ Việt nam

Hình ảnh 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Điều 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định thì các đơn vị hành chính của nước ta gồm có:
  • Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
  • Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
  • Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
  • Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Như vậy, về cơ bản, Việt Nam có 3 cấp hành chính phân là:

  • Cấp tỉnh: Hiện nay nước ta có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh được đánh dấu trên bản đồ hành chính Việt Nam.
  • Cấp huyện: Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn (về thẩm quyền), và thông thường thì cấp này cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Cấp hành chính này có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm “Huyện”, “Thị xã”, “Quận”, “Thành phố thuộc tỉnh”, “Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương”, gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố thuộc tỉnh không có trong thành phố trực thuộc trung ương.
  • Cấp xã: Là cấp đơn vị hành chính cơ sở dưới cấp huyện, có quy mô dân số nhỏ.  Gọi xã, phường, thị trấn là tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện.
  • Ngoài ra còn có đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

4. Đặc khu kinh tế ở Việt Nam hiện nay?

Hình ảnh phát triển của đặc khu kinh tế Vân Đồn - Quảng Ninh.

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam ở đâu? Hiện nay Việt Nam có những đặc khu kinh tế nào? Để trả lời cho các câu hỏi này mời bạn đọc tham khảo chi tiết thông tin bên dưới.

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế – xã hội, có tổ chức chính quyền địa phương và các cơ quan trực thuộc tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Việc thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế của các nước phát triển trên thế giới. Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công về đơn vị hành chính – đặc biệt, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philipin…

Việt Nam đã từng có các Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo để tận dụng lợi thế khai thác dầu khí; Đặc khu Quảng Ninh để tận dụng lợi thế khai thác than… rất thành công.

Thực tế, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt ở nước ta còn khá ít so với các nước trên thế giới. Để phát triển kinh tế – xã hội, phát huy ưu thế vượt trội để thu hút vốn đầu tư, Nhà nước đẩy mạnh thành lập và phát triển các đặc khu kinh tế như Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Tại Việt Nam, hiện tại 18 khu kinh tế và trong đó có 3 đặc khu kinh tế là Phú Quốc – Kiên Giang, Vân Đồn – Quảng Ninh, Bắc Vân Phong – Khánh Hoà được chính phủ nước ta quy hoạch với những chính sách ưu đãi đặc biệt.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về đơn vị hành chính là gì và các đơn vị hành chính ở nước ta hiện nay.

XEM THÊM TẠI: https://peru-school.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post