Phân biệt tạm ngừng, hủy bỏ và đình chỉ hợp đồng

0 Comments 11:33 chiều

Sự khác nhau giữa đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, mời các bạn tham khảo bài viết của PERUSCHOOL.COM phân biệt tạm hoãn, hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phân biệt tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

1. So sánh tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng

Pháp luật về Thương mại trong Luật thương mại 2005 có các loại chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng: tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Đây là 03 trong 07 loại chế tài trong thương mại và chúng thể hiện sự tự vệ và thái độ phản ứng trực tiếp của bên bị vi phạm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong quan hệ hợp đồng.

Tuy nhiên, cở sở nào để áo dụng mỗi chế tài, cách thức thực hiện mỗi chế tài lại khác nhau. Để hiểu rõ hơn các vấn đề này và tiện cho việc phân biệt thì các bạn có thể tham khảo bài viết của mình dưới đây:

Nội dung Tạm ngừng Hợp đồng Đình chỉ Hợp đồng Hủy bỏ Hợp đồng
Giống nhau Bản chất Đều là các loại chế tài trong thương mại
Căn cứ áp dụng Khi thuộc 01 trong hai trường hợp:

+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng;

+ Một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Nghĩa vụ thông báo + Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng.

+ Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

Khác nhau Khái niệm Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Giá trị hiệu lực của Hợp đồng Hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Có thể hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng:

+ Hủy bỏ một phần hợp: phần huỷ bỏ hết hiệu lực từ thời điểm giao kết; các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

+ Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng: hợp đồng được coi là không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.

Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ các bên + Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong thời gian tạm ngừng.

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

+ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

+ Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

+ Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, suy cho cùng đình chỉ, hủy bỏ hay tạm ngừng hợp đồng đều xảy ra hậu quả pháp lý nhất định, cụ thể đã được nêu như trên. Tuy nhiên, từ sự phân tích trên có thể thấy, hợp đồng khi đã giao kết mà có vi phạm thì có rất nhiều trường hợp xảy ra, do đó, các bên cần tuân thủ đúng hợp đồng để bảo vệ được quyền lợi của mình.

2. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là gì?

Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 của Luật thương mại năm 2005, vi phạm cơ bản là: “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.

Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện không hết nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng.

Ví dụ: Các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho bên bị vi phạm. Thiệt hại được hiểu trong trường hợp này là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi (mong muốn có được) từ hợp đồng. tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.

XEM THÊM TẠI: https://peru-school.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post