Phân biệt Tín dụng ngân hàng và Tín dụng thương mại

0 Comments 11:37 chiều

Phân biệt Tín dụng Ngân hàng và Tín dụng Thương mại. Tín dụng Ngân hàng là gì? Thẻ tín dụng là gì? Tín dụng Thương mại là gì? Sự khác nhau giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của PERUSCHOOL.COM.

Hoạt động tín dụng diễn ra sôi nổi trong thời buổi hiện đại.

1. Tín dụng là gì?

Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này, bên cho vay có nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền, hàng hoá cho bên vay trong một thời hạn nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ thanh toán số tiền hoặc giá trị của hàng hoá đã vay khi đáo hạn, có hoặc không có lãi suất.

2. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là loại thẻ thường được sử dụng để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các trang thương mại điện tử thay thế cho việc thanh toán bằng tiền mặt.

Để được cấp thẻ tín dụng, cá nhân, doanh nghiệp xin cấp thẻ phải có uy tín tốt với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại cho ngân hàng số tiền giao dịch sau đó. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “thanh toán” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng.

Tuy nhiên, Chủ thẻ phải thanh toán khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đến hạn ghi trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không được trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.

3. So sánh giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại:

3.1. Giống nhau:

Đặc điểm: cùng là hình thức một bên (người cấp tín dụng) cho bên kia (người hưởng tín dụng) hưởng một khoản lợi ích thông qua việc tạm thời chiếm dụng vốn của bên cấp tín dụng.

Mục đích: phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa qua đó thu được lợi nhuận.

3.2. Khác nhau:

Đặc điểm Tín dụng ngân hàng Tín dụng thương mại
Khái niệm Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay). Trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán. Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

 

 

Chủ thể Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Giữa các doanh nghiệp với nhau
Đối tượng Tiền tệ và hiện vật Hàng hóa
Công cụ + Huy động sổ tiền gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi…;

+ Cho vay hợp đồng tín dụng, tín chấp…

Thương phiếu
Thời hạn Trung hạn và dài hạn Ngắn hạn
Lãi suất Cao hơn Thấp hơn
Tính chất tác động Gián tiếp Trực tiếp
Tác dụng Ngân hàng là chủ thể vừa đi vay (đối với chủ thể dư tiền) và vừa cho vay (đối với chủ thể cần tiền)

=> NH luôn có nhiều tác dụng ảnh hưởng đến các chủ thể khác, là tác nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên tục.

Là quan hệ giữa các DN với nhau nên thường là có quen biết, thủ tục diễn ra mau lẹ, nhanh gọn.

=> Mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Hạn chế Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. Giữa các doanh nghiệp nên đòi hỏi chữ tín của nhau nhiều; quy mô vốn của người đi vay phải nhỏ hơn người cho vay

4. Ưu điểm của tín dụng ngân hàng

4.1. Ưu điểm của tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng góp phần giúp kích thích kinh tế phát triển.

Tín dụng ngân hàng có những ưu điểm sau:

  • Thời hạn cho vay linh hoạt – ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng;
  • Về khối lượng tín dụng lớn;
  • Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực.

4.2. Nhược điểm của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có độ rủi ro cao – gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng.

5. Ví dụ tín dụng thương mại

Công ty A mua hàng tín dụng của Công ty B, khi Công ty A bán hàng hóa đã mua theo hình thức tín dụng của Công ty B và thu được một khoản tiền, Công ty A chưa trả nợ ngay cho Công ty B mà sử dụng tiền thay thế. số tiền đó vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác và Công ty A lúc này trở thành con nợ của Công ty B. Trong trường hợp này theo thương mại gọi là Tín dụng thương mại (vì số vốn này chỉ Công ty A mới có được trong quá trình trao đổi thương mại với Công ty B).

XEM THÊM TẠI: https://peru-school.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post