Phụ lục hợp đồng lao động là gì?

0 Comments 4:36 chiều

Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực tương tự như hợp đồng lao động. Dưới đây là những điều cần biết về phụ lục hợp đồng lao động mà người lao động cần biết, mời các bạn tham khảo.

Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng

1. Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Điều 24 Bộ luật Lao động, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động, quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Theo đó, đây là văn bản quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

2. Phụ lục hợp đồng lao động được ký mấy lần?

Theo Bộ Luật Lao Động số 10/2012/QH13 tại Điều 24 quy định chi tiết về phụ lục hợp đồng lao động như sau:

“Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”

Như vậy đây là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng lao động và doanh nghiệp có thể ký phụ lục để sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực của khoản sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên lại bị giới hạn bởi số lần lập theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 25 quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục như sau:

“Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.”

Theo quy định trên thì thời hạn hợp đồng chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục và không làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.

Nếu doanh nghiệp dùng phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động quá 1 lần thì doanh nghiệp đang làm sai quy định của Bộ Luật Lao Động năm 2012 và nghị định 05/2015/NĐ-CP.

3. Mối quan hệ giữa phụ lục hợp đồng và hợp đồng?

Chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, vì vậy nội dung phải phụ thuộc và không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trường hợp có điều khoản trái với nội dung điều khoản của hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận có điều khoản trái với điều khoản của hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Trong trường hợp bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ thì phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản vô hiệu trong hợp đồng. đồng.

4. Có bao nhiêu loại phụ lục hợp đồng?

Dựa trên khái niệm, sẽ được chia thành 2 loại:

Loại 1: Bổ sung cho hợp đồng chính và được lập đồng thời với hợp đồng chính. Các phụ lục loại này thường ghi rõ công việc phải thực hiện, tiêu chuẩn, số liệu, công đoạn, ngày tháng… theo hợp đồng chính nhưng chi tiết và cụ thể hơn.

Loại 2: Nhằm bổ sung, sửa đổi một số quy định của hợp đồng đã lập trước đó. Phụ lục loại này thường là thay đổi nội dung của hợp đồng đã xác lập như gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng, tăng giảm giá trị theo hợp đồng, sửa đổi, bổ sung một số hạng mục công việc. trình diễn,…

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về phụ lục hợp đồng lao động, hi vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý nhân sự và nhân viên trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Qua đó, phụ lục hợp đồng lao động sẽ được thực hiện đúng hạn, đầy đủ và đảm bảo quyền lợi cho cả nhà tuyển dụng và người lao động. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn về phụ lục hợp đồng lao động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

XEM THÊM TẠI: https://peru-school.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Post